
Giáo viên chủ nhiệm là một trong những giáo viên đóng vai trò quan trọng trong trong lớp học. Đó là những giáo viên có đủ các tiêu chuẩn và kĩ năng để đứng ra làm vai trò chủ nhiệm lớp trong năm học. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp là quản lí lớp học và là nhân vật đầu tàu, là linh hồn của lớp, là người tập hợp và dìu dắt giáo dục học sinh trở thành những học sinh ngoan, giỏi, vững về kiến thức và tốt về phẩm chất. Giáo viên chủ nhiệm còn là người xây dựng một tập thể học sinh đoàn kết, vững mạnh. Sau đây là những vai trò của giáo viên chủ nhiệm.
1. Đại diện cho hiệu trưởng quản lí một lớp học
Từ đầu năm, Giáo viên chủ nhiệm lớp do hiệu trưởng phân công và thay mặt hiệu trưởng đứng ra quản lí và tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục học sinh ở một lớp học.
Bạn đang xem: vai trò của giáo viên chủ nhiệm
Vai trò quản lí của giáo viên chủ nhiệm lớp thể hiện rõ trong việc xây dựng và tổ chức lớp học. Giáo viên chủ nhiệm thực hiện các kế hoạch giáo dục, kế hoạch học tập, nhắc nhở, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và phẩm chất đạo đức của các học sinh trong lớp.
Giáo viên chủ nhiệm cũng là người nắm bắt rõ, hiểu rõ về chất lượng học tập và hạnh kiểm của học sinh trong lớp. Giáo viên chủ nhiệm sẽ là người trình bày những điều đó với hiệu trưởng, với Hội đồng sư phạm của nhà trường và với toàn bộ phụ huynh học sinh của lớp khi tổng kết năm học.
2. Giáo viên chủ nhiệm có trách nhiệm “xây” lớp học thành một “khối đoàn kết”
Giáo viên chủ nhiệm lớp là đầu tàu, là linh hồn của lớp. Giáo viên chủ nhiệm là người đề ra những phương pháp sư phạm để tổ chức, giáo dục học sinh. Giáo viên chủ nhiệm còn là người xây dựng khối đoàn kết trong tập thể, như một người mẹ thứ hai dìu dắt các em nhỏ lớn lên và trưởng thành theo từng tháng năm.
Đang hot: các đề toán lớp 2 | Bestshop
Khi học sinh cũng yêu thương giáo viên chủ nhiệm như cha mẹ mình, yêu quý bạn bè như anh em ruột thịt, lớp học sẽ trở thành một tập thể vô cùng vững mạnh. Không sóng gió nào có thể lật đổ được tập thể ấy. Nếu tình cảm của lớp càng khăng khít thì tinh thần trách nhiệm và uy tín của giáo viên chủ nhiệm sẽ càng tăng cao. Lúc này, lớp học sẽ như một gia đình thứ hai. Đó là nơi mà các em có thể gửi gắm tâm tình, gắn bó, sẻ chia những nỗi niềm với nhau trong học tập lẫn bạn bè, cuộc sống.
Thực tế đã chứng minh rằng, sau bao năm tháng qua đi, thì người giáo viên chủ nhiệm bao giờ cũng là người để lại những ấn tượng sâu sắc đối với từng học sinh trong suốt cuộc đời họ.
3. Giáo viên chủ nhiệm là người đứng ra tổ chức các hoạt động giáo dục.
Vai trò tổ chức của giáo viên chủ nhiệm thể hiện trong việc thành lập bộ máy tự quản của lớp, bầu ban cán sự của lớp, phân công trách nhiệm cho từng cá nhân, các tổ, nhóm. Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm còn tổ chức thực hiện các mặt hoạt động theo kế hoạch giáo dục của nhà trường hàng năm.
Một năm học, các hoạt động của lớp được tổ chức đa dạng và bao quát, giáo viên chủ nhiệm là người đứng ra quán xuyến tất cả các hoạt động một cách cụ thể, chặt chẽ.
Giáo viên chủ nhiệm cũng là người đứng ra kêu gọi, “thổi lên ngọn lửa” trong các phong trào thi đua học tập như thi đua chào mừng ngày 20/11, 08/03. 26/03,… Thông qua đó, tinh thần của các bạn học sinh được phấn khởi hơn và “không ngại thi đua”. Thông qua các cuộc sinh hoạt các đoàn thể có nội dung hấp dẫn thanh, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao, các chương trình kĩ năng sống được tiến hành thường xuyên, các bạn học sinh đã được rèn luyện thêm kĩ năng và phẩm chất. Ít ai biết rằng, chất lượng học tập và phẩm chất đạo đức của học sinh phụ thuộc rất nhiều vào trật tự, kỉ luật, vào tinh thần đoàn kết và truyền thống của tập thể lớp cũng như các hoạt động phong phú của lớp.
4. Giáo viên chủ nhiệm như một chuyên viên tâm lí
Đang hot: cách vẽ con vật bằng bàn tay
Giáo dục học sinh ngoài dạy cho các em về kiến thức, còn phải giúp các em hình thành nhân cách, đạo đức. Bởi lẽ giáo dục không chỉ là dạy chữ mà còn phải dạy người. Ở tuổi dậy thì, cái tuổi “ẩm ương” ấy là giai đoạn mà các em có nhiều sự thay đổi về cả thể chất lẫn tâm lí.
Ngoài bố mẹ ra, thì lúc này hơn ai hết giáo viên chủ nhiệm cũng là người gần gũi với các em, nắm bắt được tâm lí, nguyện vọng của các em. Có nhiều em vì quá nhạy cảm, luôn muốn được quan tâm, có đôi khi các em thổi phồng vấn đề của mình lên quá mức, khiến cho việc nhỏ trở nên nghiêm trọng. Nếu không được kịp thời quan tâm, các em sẽ tự giải quyết vấn đề và thường đó là những cách xử lý tiêu cực của một trái tim bồng bột, đôi khi gây ra hậu quả vô cùng trầm trọng.
Như vậy, trước những tình huống nảy sinh trong quá trình quản lý lớp học, người giáo viên chủ nhiệm cần phải có đủ thời gian, đủ kiên nhẫn, đủ bản lĩnh và quan trọng nhất là phải có đủ tình thương để có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các em cách giải quyết, cách đối mặt với những vấn đề khó khăn trong cuộc sống.
5. Đóng vai trò chính trong việc phối hợp với các lực lượng giáo dục khác nhau
Gia đình, nhà trường và xã hội là ba lực lượng giáo dục lớn, có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi người. Trong đó, có thể nói rằng nhà trường là cơ quan giáo dục chuyên nghiệp, hoạt động có mục tiêu, nội dung, chương trình và phương pháp giáo dục dựa trên cơ sở khoa học, có kế hoạch cụ thể, rõ ràng. Do đó, giáo viên chủ nhiệm cũng là người quan trọng trong việc điều phối các hoạt động giáo dục, kết hợp với các lực lượng giáo dục khác nhau để giúp các em có sự phát triển toàn diện hơn.
Những yếu tố như năng lực sư phạm, uy tín, chuyên môn, kinh nghiệm công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều kiện quan trọng để tập hợp lực lượng, phối hợp thành công, có hiệu quả các hoạt động giáo dục cho học sinh trong lớp.
Như vậy, giáo viên chủ nhiệm không chỉ là “người lái đò” đưa các thế hệ học sinh cập bến bờ của kiến thức mà còn là người mẹ thứ hai của các em học sinh. Giáo viên chủ nhiệm luôn là người dành những tình cảm yêu thương, sự quan tâm sâu sắc, thật tâm tới những “đứa con bé bỏng” của mình.
Bài viết liên quan: cách tu luyện thành hồ ly | Bestshop
Để lại một phản hồi